Mục đích của câu hỏi “Sở thích của bạn là gì?”

Đam mê là tốt, nhưng nếu bạn cho nhà tuyển dụng thấy một sở thích nào đó có thể trở thành “sự nghiệp” của bạn thì là điều đáng lo ngại.
Tại sao nhà tuyển dụng muốn hỏi ?Thực ra họ đang muốn biết chính xác bạn là ai, tính cách bạn như thế nào, vì thế cần phải chọn lựa sở thích nào tốt nhất để cho nhà tuyển dụng thấy được điểm mạnh, đam mê và kỹ năng của bạn. Và sau đó không ngần ngại thảo luận về nó trong buổi phỏng vấn.

Amy Hoover, chủ tịch mạng việc làm TalentZoo cho biết: “Nhà tuyển dụng đang muốn xác định xem liệu bạn có thể phù hợp với công việc đang cần tuyển hay không. Vì thế, họ cố gắng đi sâu, dò hỏi về sở thích, thói quen và tính cách của bạn để đánh giá điều đó”.Tác giả nổi tiếng Lynn Taylor cũng có đồng quan điểm như trên: “Bằng việc tìm hiểu về sở thích của bạn, nhà tuyển dụng có thêm thông tin về tính cách, thậm chí rút ra được một số kết luận về việc bạn có tiềm năng phát triển nhanh chóng trong một tổ chức hay không”.

Ví dụ, nếu bạn thích vẽ tranh trong thời gian rảnh rỗi, và bạn đang phỏng vấn cho vị trí kế toán tại một công ty quảng cáo, như vậy, sở thích trên sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá bạn là một người sáng tạo, nhất là trong môi trường làm việc năng động của một công ty quảng cáo.Dĩ nhiên, không có một câu trả lời “kiểu mẫu” hay chính xác nào dành cho câu hỏi này. Vấn đề nằm ở cách chọn lựa đáp án thông minh của bạn.

Dưới đây là một số kỳ vọng mà nhà tuyển dụng muốn nhận được sau câu hỏi: Sở thích của bạn là gì?

1
Bạn có hợp với làm việc nhóm hay không

Đa phần các công việc hiện nay đều đỏi hỏi sự tương tác, hỗ trợ giữa cách thành viên trong một nhóm. Vì vậy, bất cứ hành động, thói quen làm việc nào của bạn trong những lúc rảnh rỗi đều có thể khiến người khác đánh giá được khả năng làm việc nhóm của bạn.

Những công việc như làm tình nguyện hay chơi thể thao trong một đội sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.


2
Bạn có sở hữu kỹ năng lãnh đạo hay không

Nếu bạn là trưởng nhóm trong một hoạt động vui chơi, giải trí trong thời gian rảnh rỗi, điều đó cho nhà tuyển dụng thấy bạn có khả năng lãnh đạo.

3
Bạn có tích cực hoạt động, làm việc để mài dũa kỹ năng hay không

Nếu bạn cho nhà tuyển dụng thấy mình luôn kiên trì với một sở thích hoặc hoạt động giải trí nào như âm nhạc, kỹ năng viết, giao tiếp… đều sẽ rất “ăn điểm”. Nó cho thấy bạn luôn không ngừng muốn nâng cao kỹ năng, khả năng của mình biến nó trở nên tốt hơn. Nó thể hiện bạn là một người kiên trì.

4
Cuộc sống của bạn có đa dạng không

Thông qua câu hỏi “Sở thích của bạn là gì”, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có phải là một người năng động, cuộc sống của bạn liệu có nhàm chán với công việc 24/7 hay không. “Một người tham gia vào nhiều hoạt động, năng nổ sẽ được trang bị những kỹ năng về quản lý, làm việc nhiều hơn.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn sa đà vào kể lể quá nhiều sở thích, bạn sẽ có thể bị đánh giá là người thiếu quyết đoán.

5
Bạn có thể đặt ra và theo đuổi mục tiêu hay không

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên đặt cả mục tiêu của mình vào ngay những hoạt động giải trí. Ví dụ, họ muốn nghe bạn kể về việc thích hoàn thành một dự án và khát khao muốn hoàn thành một cột mốc nhất định ngay trong một hoạt động giải trí.

Thiết lập mục tiêu luôn cần thiết trong mọi công việc, nhà tuyển dụng muốn thấy bạn luôn ý thức về việc phải hoàn thành mục tiêu đặt ra.


6
Bạn là người có đam mê hay không

Nếu bạn tỏ ra thích thú và đam mê với những hoạt động giải trí, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người biết tận hưởng cuộc sống, bất kể nó là bên trong hay ngoài công việc văn phòng

7
Bạn không quá đam mê

Đam mê là tốt, nhưng nếu bạn cho nhà tuyển dụng thấy một sở thích nào đó có thể trở thành “sự nghiệp” của bạn thì là điều đáng lo ngại. Ví dụ, nếu bạn phỏng vấn cho vị trí nhân viên kinh doanh tại một công ty phần mềm, sẽ không có vấn đề gì nếu bạn trả lời sở thích của bạn là thời trang.

Nhưng, nếu bạn “hào hứng” nói với nhà tuyển dụng về những sự kiện thời trang mà bạn chưa từng bỏ qua, về xu hướng, về những hoạt động ngoài lề cuối tuần… thì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng, bạn hợp với một công ty thời trang hơn là một công ty công nghệ.

8
Bạn có muốn gắn bó với công việc không

Dù có ấp ủ đam mê trở thành doanh nhân hay với một công ty khởi nghiệp, bạn cũng không được chia sẻ nó với nhà tuyển dụng. Không ai muốn thấy bạn chỉ là người đang muốn tìm kiếm nơi để học hỏi thêm kinh nghiệm, kiếm lương và sau đó rời công ty để thành lập đế chế riêng.


9
Bạn thực sự có những sở thích ngoài công việc

Một câu trả lời sai lầm khủng khiếp cho câu hỏi: “Sở thích của bạn là gì” là “Tôi thực sự không có bất cứ sở thích nào đặc biệt, tôi quá bận rộn”.

Điều này nói cho nhà tuyển dụng rằng bạn là một người quá ham công tiếc việc (theo nghĩa tiêu cực) và không biết dành thời gian cho những hoạt động ngoài lề để cân bằng cuộc sống.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyên rằng, người xin việc không nên đề cập sở thích liên quan đến những vấn đề “tệ nạn” như rượu, bia, thuốc lá. Mạng xã hội như Facebook cũng được khuyên không nên đề cập đến, nó gây xao lãng trong công việc, và nhà tuyển dụng không thích điều này.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *