Những bí quyết đối phó với những vị sếp khó tính

Bạn có thể tìm một người cố vấn để đưa bạn đến những cơ hội mới cũng như bảo vệ bạn khỏi cơn giận dữ từ sếp.
1
Kiểu sếp là chiến lược gia ít nói

Đặc điểm: Một chiến lược gia kiệm lời sẽ khiến văn phòng thiếu không khí thoải mái, cởi mở bởi vì bạn khó có thể nói gì khi đứng cạnh họ. Họ hiếm khi đưa ra các ý kiến phản hồi và có xu hướng ra các quyết định điều hành quan trọng mà không cần thông báo cho cấp dưới. Kết quả là, tay trái không thể biết tay phải đang làm gì.

Cách đối phó: Đối phó với những vị sếp này là vô cùng khó khăn nhưng bạn cần giữ được sự kiêu ngạo của mình trong sự kiểm soát. Những chiến lược gia ít nói thường không nhận ra sai lầm mà họ đang gặp phải, đo đó bạn không nên sợ hãi khi nói lên mối quan tâm và chia sẻ các ý tưởng sáng tạo của bạn. Bạn có thể trở thành một phần trong nhóm thân cận của họ và mang lại những chuyển biến thực sự.

Không khó để cảm nhận sự bực bội, khó chịu khi đối phó với các vị sếp với những tính cách khó chịu, đặc biệt là khi họ đang giữ vị trí không thể thay thế. Điều quan trọng là bạn phải tự khẳng định bản thân nỗ lực để có được kết quả tốt nhất.

2
Sếp muốn là “nữ hoàng truyền hình”

Đặc điểm: Thuật ngữ “nữ hoàng truyền hình” ở đây không có nghĩa chỉ dành cho những vị sếp nữ mà đó là những người không bao giờ biết hài lòng. Những vị sếp kiểu này dành phần lớn thời gian làm việc của họ để phàn nàn, biến mọi việc nhỏ nhặt thành phức tạp.

Họ tự coi mình là trung tâm, gây rối và không có khả năng suy tính trước. Họ từ chối các giải pháp rõ ràng nhất chỉ để kéo dài tình hình và biến mọi thứ thành xung đột mang tính cá nhân vì không bao giờ cảm thấy hài lòng.


Cách đối phó: Đừng để bạn bị hút vào những rắc rối. Điều quan trọng là bạn vẫn giữ được sự tích cực, có óc sáng tạo và đưa các vấn đề ra bàn bạc một cách riêng tư, không xúc phạm đến người quản lý.

Một cách khác để đối phó với kiểu người này là bỏ qua cơn giận dữ của họ, tránh tiếp xúc bằng mắt trực tiếp bất cứ khi nào có thể và lên lịch nghỉ giải lao vào những giờ mà họ hay phàn nàn nhất.

3
Sếp là kẻ hay bắt nạt người khác

Đặc điểm: Những vị sếp kiểu này đa phần đều thô lỗ và say sưa với quyền lực. Họ có thể làm bẽ mặt bạn trước khách hàng, đồng nghiệp và tất nhiên cả cấp trên quản lý trực tíêp của bạn nữa.

Chiến lược quản lý của họ bao gồm việc đưa ra những nhận xét mang tính bề trên trong quá trình đánh giá hiệu quả làm việc và đe doạ sa thải mỗi khi có công việc gặp trục trặc, cho dù bạn có lỗi hay không.

Cách đối phó: Đối phó với những vị sếp chuyên quyền, hay bắt nạt trong công ty có thể là một thử thách. Bí quyết là hãy lựa theo những giám sát của sếp trong khi vừa thu hút sự chú ý từ cấp cao hơn. Luôn thể hiện cá tính của mình trong công việc nhưng phải tinh tế bởi chỉ một cái nhìn thiếu thiện cảm cũng dễ khiến bạn gặp rắc rối. Bạn có thể tìm một người cố vấn để đưa bạn đến những cơ hội mới cũng như bảo vệ bạn khỏi cơn giận dữ từ sếp.

4
Sếp để ý đến từng chi tiết nhỏ

Đặc điểm: Mọi người đều quen với câu nói: “Nếu bạn muốn chắc chắn việc gì đó được làm đúng, tốt nhất là hãy tự mình làm”. Những vị sếp quản lý quá chi tiết trung thành với nguyên tắc đó và họ không ngần ngại kiểm tra mọi khía cạnh công việc dù đã giao phó cho bạn. Bạn là người thực hiện, nhưng sếp sẽ giám sát mọi động thái từ A-Z.

Nếu bạn không ngại một người luôn kiểm tra, giám sát mình từng tý một thì có thể coi đó là sự hỗ trợ tốt. Tuy nhiên, với những người thích làm việc độc lập, đây lại là một vấn đề không nhỏ. Bạn sẽ thường xuyên khó chịu, cảm thấy bức bối vì lúc nào cũng có con mắt nhìn vào sau gáy của mình.

Cách đối phó: Với nhà quản lý kiểu này, điều quan trọng là bạn đừng bao giờ thể hiện thái độ như là đang tìm cách giành lại quyền hạn của mình, đấu tranh để đòi sự tự chủ, độc lập.

Tốt nhất là nên công khai mọi hoạt động của bạn trong công việc, khiến người quản lý có cảm giác là họ kiểm soát được bạn hoàn toàn trong khi bạn vẫn duy trì mức độ độc lập hợp lý. Người ta gọi đó là cách gây ảo giác cho sếp bằng việc chấp nhận bị quản lý và coi sự quản lý đó như một việc hết sức bình thường.

5
Kiểu sếp “chính trị gia văn phòng”

Đặc điểm: Hèn nhát và hai mặt, “chính trị gia văn phòng” luôn đặt nhu cầu của họ lên trên tất cả. Có lúc, họ hành động như người bạn tốt nhất của bạn nhưng một lúc nào đấy họ cũng sẵn sàng đâm bạn từ phía sau khi bạn trở nên quá thân thiết với quản lý cấp cao hơn. Những lời hứa hão, những thông tin sai lệch và những ý tưởng bị đánh cắp là vấn đề mà bạn phải chú ý khi đối phó với những vị sếp này.

Cách đối phó: Cách tốt nhất để bảo vệ mình khỏi một “chính trị gia văn phòng” là giao tiếp bằng văn bản. Bằng cách đó, tất cả các câu hỏi, yêu cầu và những đề nghị của bạn trở thành căn cứ chính thức. Nếu sếp cố kết thúc việc thỏa thuận bằng lời nói, bạn nên có sự xác nhận bằng email và chắc chắn rằng bạn có cc cho ít nhất một địa chỉ khác trong công ty.

6
Sếp là “chấp hành viên” cấp cao

Đặc điểm: Những vị sếp loại này thường được thăng chức vì thâm niên làm việc. Họ có tính bảo thủ, cứng nhắc trong công việc và hay dập tắt mọi nỗ lực cải tiến.

Họ sợ đưa ra quyết định và bảo vệ quan điểm cho rằng việc duy trì tinh thần cho nhân viên là một trong những nhiệm vụ của mình. Vì vậy, bạn đừng bao giờ mong đợi sự linh động từ họ.

Cách đối phó: Điều quan trọng là bạn vẫn còn động lực sáng tạo khi làm việc cho những vị sếp này, đặc biệt là khi sếp thiếu sáng kiến. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những vị sếp loại này nổi tiếng là đề kháng với những thay đổi.

Do vậy, bạn đừng bận tâm tới việc giới thiệu bất kỳ một ý tưởng đột phá nào cho tới khi tìm được một vài đồng minh sẵn sàng ủng hộ bạn. Bạn cũng có một cách nữa là chờ đợi một cuộc họp lớn trước khi đưa ra đề xuất của mình.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *